Lễ vật cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Hằng năm, cứ đến rằm tháng 7, theo phong tục xưa người dân Việt sẽ chuẩn bị những lễ vật cúng rằm, trước là đốt áo mã cho ông bà tổ tiên, sau sắm mâm chúng sinh cúng cho các vong hồn vất vưởng, không nơi trú ẩn. Truyền rằng mâm chúng sinh này sau buổi cúng được nhiều người cướp đồ lễ gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, gia đình khỏe mạnh. Tuy nhiên rất nhiều người không biết lễ vật cúng rằm tháng 7 gồm những gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn giải đáp vấn đề này.
Phong tục cúng rằm tháng 7 của người Việt Nam.
Đối với người dân Việt, cúng rằm tháng 7 hay còn gọi là cúng cô hồn đó là một nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua.
Theo quan niệm, con người ta tồn tại được nhờ có hai phần. Phần thân thể và phần hồn. Khi lìa đời linh hồn con người sẽ rời khỏi thân xác. Thân xác về với hư không, còn phần hồn đi về đâu còn phụ thuộc vào sinh thời người đó sống như thế nào. Nếu là người lương thiện linh hồn sẽ về với Phật, lên thiên đàng. Nếu là người khi sống gieo dắt nhiều nghiệp chướng, khi chết linh hồn sẽ bị đày xuống âm ti địa phủ.
Nhưng nếu lúc sinh thời còn nhiều vướng bận, hoặc những người bị tước đi sinh mệnh một cách oan ức thì những linh hồn đó sẽ không thể siêu thoát, họ ở lại dương gian một cách vất vưởng, nương nhờ tại gốc cây cổ thụ, đền miếu. Có những linh hồn hóa quỷ dữ đi quấy nhiễu chúng sanh.
Tất cả các linh hồn đó được Diêm vương cai quản. Tương truyền, vào tháng 7 bắt đầu từ mùng hai đến hết ngày 14, tại âm gian Diêm Vương cho lệnh mở quỷ môn quan, sau 12 giờ đêm ngày 14 cửa quỷ môn quan được đóng lại, ma quỷ sẽ trở về âm ti.
Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Vào khoảng thời gian từ 2/7 đến 14/7 âm lịch hàng năm là thời gian mà người dương gian cúng rằm hay còn gọi là cúng cô hồn thả phóng sinh để có được phúc lộc làm ăn mát mẻ, không bị ma quỷ quấy rầy.
Rằm tháng 7 mọi gia đình đều thay nhau chuẩn bị mâm lễ vật cúng cô hồn. Lễ vật cúng cô hồn bao gồm:
Quần áo sắp từ hai mươi đến năm mươi bộ , tiền vàng dành cho mâm cúng chúng sinh từ 15 lễ trở lên.
Tiền cúng chúng sinh, tiền lẻ.
Hoa tươi, mâm ngũ quả.
Bỏng ngô, ngô luộc, khoai lang, sắn luộc.
Bánh kẹo.
Một tô cháo trắng, một mâm gạo muối (gồm có bát, đũa mỗi thứ 5 đôi).
Mười hai cục đường thẻ.
Mía chặt thành từng khúc nhỏ mỗi khúc từ 15 cm.
Nước trắng, rượu (mỗi thứ 3 chén nhỏ).
Hương thẻ, hai cây nến.
Ngoài ra còn có thêm các vật dụng hàng này như gương, lược, khăn tay, đồ trang sức như vòng tay, hoa tai,…
Chú ý khi cúng tiền vàng phải được rải ra mâm, xung quanh bốn hướng. Để mỗi hướng 3 – 5 – 7 cây hương.
Lễ vật cúng rằm tháng 7- cúng cô hồn.
Lễ cúng rằm phải được bày ra trước sân nhà hoặc trước cửa nhà. Đặc biệt lễ này nên được bày cúng ngoài trời. Trong mâm lễ phải cúng đồ chay, không được phép có xôi gà, vì xôi gà chỉ dành cúng tổ tiên, thần linh, không cúng âm hồn ma quỷ.
Khi thủ tục khoa lễ kết thúc, đem hóa hết vàng mã, tiền vàng quần áo, muối gạo, cháo trắng được vãi ra ngoài, theo quy tắc nên rãi từ nhà ra đầu ngõ rồi đến đường lớn để tiễn sinh linh, cô hồn.
Khi chưa cúng xong mà lễ vật bị tranh cướp thì gia chủ thả tay không dành lại lễ vật. Nếu lễ vật bị cướp đi càng nhiều thì là điều lành cho gia đình đó.
Bài viết trên là toàn bộ những thông tin về lễ cúng rằm tháng 7. Lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Câu hỏi đã có lời giải đáp. Ngoài việc tự sắm sửa mâm lễ, bạn có thể tham khảo dịch vụ chuẩn bị mâm cúng cô rằm tháng Bảy trọn gói tại nhà bằng cách truy cập vào website: docungtruyenthongviet.com hoặc liên hệ
hotline: 0916 65 68 79 nhé!