Phong thủy

Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?

Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?
 

Theo lễ nhà Phật, cúng rằm không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy, mà quan trọng ở tấm lòng con người. Người làm lễ có tấm lòng nhân ai, thật thà, thành tâm sẽ được trời cao chứng dám. Tuy vậy, nhưng mọi gia đình đều muốn chuẩn bị lễ vật cúng rằm. Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng không phải ai cũng biết. Hãy theo dõi bài viết của Đồ Cúng Tâm Linh Việt dưới đây để hiểu hơn về cách cúng rằm tháng 7.

 

Ý nghĩa cúng rằm tháng 7


Rằm tháng 7 hay là ngày “xá tội vong nhân”, lễ cúng này có mục đích làm phúc, an ủi những vong linh không nơi trú ngụ, không người thăm cúng.

Với người Việt Nam, cúng rằm tháng 7 được xem là một lễ truyền thống trong năm, truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau, năm này qua năm khác.

Quan niệm con người được chia làm hai phần, phần xác và phần hồn. Khi con người nằm xuống, thể xác trở về với cát bụi, nhưng linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại. Linh hồn này đi về đâu còn phụ thuộc vào nghiệp khi sinh thời gây nên. Khi sống làm điều thiện sẽ linh hồn sẽ được chuyển kiếp đầu thai sang kiếp khác, nhưng khi sống tạo nghiệp nặng có thể khi sinh thời con người đó còn nhiều vướng bận thì linh hồn bạn không thể siêu thoát, vất vưởng trên gian. Hoặc có những linh hồn vô tội, không được cúng kiến trở thành nhũng cô hồn lang thang.

Ngày rằm tháng 7 là những ngày người sống làm phúc cho những linh hồn lang thang này, là ngày mà những cô hồn được an ủi.

 

Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng phong tục Việt?


Cúng cô hồn thường diễn ra vào tháng 7 âm lịch. Những ngày trước rằm là những ngày được xem là tối tăm, những linh hồn sẽ vất vưởng lang thang trên nhân gian. Như vậy, những ngày này mọi gia đình đều sắm sửa mâm cúng cô hồn để cầu phúc cho gia đình mình, ban phát bố thí cho những linh hồn không nơi trú ngụ với mục đích không để những linh hồn này không quấy nhiễu gia đình bạn.

Mâm cúng cô hồn vào những ngày này không được quá sơ sài, trong mâm cúng cần có hững lễ vật như:
Cháo trắng.
Chè lam, bỏng ngô, kẹo, bánh quế.
Nhang đèn, tiền vàng, nước trắng, rượu, thuốc, chè, muối gạo.
Mía chẻ khúc, bánh lá, tiền lẻ.
Một số đồ hàng mã để đốt cho những cô hồn: Ngựa, quần áo, mũ, nhà, xe, trang sức, gương, lược,…


Một số lưu ý khi cúng cô hồn tháng 7

Trong tháng cô hồn, mọi việc trên dương gian đều phải cẩn thận. Theo quan niệm trong những ngày đầu tháng 7, người trần có một số điều cần phải kiêng kị:

Tiền vàng rải về 4 phía. Đặt mỗi phía từ 3 – 7 cây nhang.
Khi cúng mâm cúng phải được đặt trước của chính đi vào nhà, hoặc bày ra giữa trời.
Cúng xong muối, gạo, cháo được rãi từ ngõ ra đường lớn.
Cuối buổi lễ, trẻ em đến cướp lễ càng nhiều càng tốt.
Khi chưa cúng xong nếu có người tới cướp đồ lễ chủ nhà cần buông tay, không được phép giật lại đồ lễ. Nếu giật lại đồ lẽ sẽ khiến gia chủ gặp nhiều điều không may.
Chưa cúng xong có người cướp lễ thì đó là tín hiệu tốt cho gia cát nhà bạn.
Tháng 7 là tháng của cô hồn, vì thế vào đêm tối không bạn không nên đi chơi khuya, không bế trẻ nhỏ tới nơi đang làm lễ vì tại nơi này tập trung nhiều sinh linh chờ lấy lễ, sẽ khiến cho con trẻ quấy khóc, tệ hơn nữa nó sẽ đi theo và quấy nhiễu.


Cúng rằm tháng 7 như thế nào? Toàn bộ bài viết là những thông tin hữu ích chia sẻ cho mọi người về vấn đề này. Ngoài cách tự chuẩn bị mâm lễ bạn có thể tham khảo dịch vụ cung cấp mâm lễ cúng cô hồn của Đồ Cúng Truyền Thống Việt bằng cách truy cập vào website: docungtruyenthongviet.com hoặc liên hệ qua hotline: 0916 65 68 79 nhé!